Tìm kiếm nhanh:
 
Tìm kiếm: Khách sạn - Nhà hàng
Khách sạn
Giá cả
 
 
 
  HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 
 
0912 909 518
0981 976 936


 
 
 
  CẨM NANG DU LỊCH CỬA LÒ
 
 
+ Làm thế nào để đặt pḥng?
----------------------------------------------
+ Ngân hàng - Điểm đặt ATM
----------------------------------------------
+ Cơ quan hành chính
----------------------------------------------
+ Ẩm thực - Đặc sản
----------------------------------------------
+ Vị trí địa lư
----------------------------------------------
+ Số điện thoại khẩn
----------------------------------------------
+ Bệnh viện - Bảo hiểm - Cứu hộ
----------------------------------------------
+ Địa điểm du lịch chính
----------------------------------------------
+ Giao thông trong tỉnh Nghệ An
----------------------------------------------
+ Vận chuyển - Taxi
----------------------------------------------
+ Shopping - Mua sắm
----------------------------------------------
+ Công ty Lữ hành - Du lịch
----------------------------------------------
+ Lưu ư với khách du lịch
----------------------------------------------
+ Những câu hỏi khác...
----------------------------------------------
 
 
 
  Thông tin cần biết
 
Giá vàng
Thời tiết
Tỉ giá ngoại tệ
Chứng khoán
 
 
 
Lượt truy cập : 1675760
Trực tuyến 30
BLOG DU LỊCH
 

Ngược Sông Giăng (Kỳ I)
Sông Giăng là con sông bắt nguồn từ đỉnh dăy Trường Sơn, nằm trong khu bảo tồn rừng Quốc gia Pù Mát.

Uốn lượn qua những cánh rừng đại ngàn c̣n nguyên sơ, qua nhiều bản làng, chứng kiến những thay đổi của thiên nhiên và của con người nơi mà nó đi qua. Nó giống như tấm lụa xanh vắt qua cái “sào núi đá” rồi đổ về ḥa cùng sông Lam mang theo câu chuyện về tộc người Đan Lai chỉ có ở nơi đây…

Sông Giăng phưu lưu kư

Đă được nghe nhiều về những câu chuyện về vùng đất ở đầu nguồn sông Giăng, về tộc người duy nhất chỉ có ở Con Cuông (Nghệ An), sẵn tính ṭ ṃ vốn có của “dân báo chí”, tôi quyết tâm làm một chuyến du hành ngược sông Giăng thỏa chí khám phá của ḿnh.

Chuyến du hành được bắt đầu từ con đập Phà Lài. Đưa mắt trông xa, thấy mặt nước mênh mông, xanh thăm thẳm tôi đă hơi “lạnh gáy”, nhưng với quyết tâm muốn khám phá của ḿnh cùng suy tưởng “sông cũng hiền ḥa, mặt nước êm đềm chắc cũng không sao” nên phút hụt hơi đó cũng chợt đến rồi biến mất.

Người nhận nhiệm vụ dẫn đường cho tôi là anh Văn, phó Trạm kiểm lâm Khe Khặng. Khi nghe tôi nhận xét về ḍng chảy và suy tưởng của ḿnh anh cười rồi đưa mắt đánh ra xa ầm ừ “Cứ đi rồi sẽ biết…”.

Chúng tôi không đi thuiyền riêng mà đi nhờ thuyền của người dân bản từ “nơi đầu nguồn sông giăng”. Thuyền th́ nhỏ nhưng chuyên chở tới 10 người. Đúng 14h30 “hành tŕnh khám phá” bắt đầu rời bến. Tôi được xếp ngồi gần một người phụ nữ dân tộc, hỏi thăm vài câu cho quên cảm giác “sợ sợ” tôi khởi động “tác nghiệp”. Cảm giác đầu tiên là choáng ngợp! Không choáng sao được khi mà trước mắt là màu xanh của mặt nước mênh mông, thăm thẳm ḥa cùng màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng nối tiếp nhau. Giữa cái mênh mông của nước, cái ngút ngàn của rừng, con thuyền chở chúng tôi nhỏ bé, rơi tơm vào khoảng không gian mở ấy. Tôi vẫn rụt rè bởi cái “sợ sợ” ban đầu nên chỉ hơi lén phóng tầm mắt nh́n xung quanh, đúng là giờ “chỉ c̣n ta với nồng nàn”, nồng nàn với rừng núi, nồng nàn với mây nước.

Có lẽ sự mênh mông ấy khiến con người xích lại gần nhau hơn, mọi người trên thuyền bắt đầu sôi nổi với những câu chuyện bằng thứ tiếng mà tôi không thể hiểu. Bâng quơ lắng nghe rồi cũng quay sang hỏi anh Văn về hành tŕnh của ḿnh. “Đi thế này vào đến chỗ trạm cũng gần 2 tiếng, đây mới là bước đầu tiên thôi, một lúc nữa em sẽ thấy sông Giăng không hiền ḥa như em nghĩ mô”. Càng nghe lại càng ṭ ṃ, tôi chỉ muốn sao cho nhanh đến nơi “không hiền ḥa đó”. Mải mê nói chuyễn, bỗng con thuyền lao vút lên như cái mũi tên bay thẳng, tôi hét lên níu chặt lấy người bên cạnh, hoảng hốt không hiểu có chuyện ǵ. “Thuyền đang vượt ghềnh!”, anh Văn hét to. Thuyền chồng chềnh! Ngiêng ngả! Người điều khiển máy tăng tốc, một người nữa phía trước mũi thuyền ra sức chống cây sào xuống nước đẩy thuyền lên. Như con hổ dũng mănh, cả con thuyền chôm lên, lao nhanh qua ghềnh đá lên ḍng nước phẳng lặng. Mọi người đều b́nh thản nói chuyện, riêng tôi thở hắt nh́n lại chỗ vừa vượt qua rồi tự hỏi “Qua rồi à?”. Anh Văn nh́n tôi cười, chắc là nụ cười thông cảm cho người lần đầu ngược sông Giăng.

Trẻ em thoả sức "tắm tiên" trên sông Giăng

Kể cũng lạ về ḍng chảy của con sông Giăng này! Tôi th́ chưa đến sông Đà nhưng qua lời văn của Nguyễn Tuân th́ phần nào cũng tưởng tưởng ra sông Đà là như thế nào. Và lúc này đây tôi tự ví có lẽ ḿnh đang đi ngược sông Đà thứ hai, dù không hung dữ bằng, không rộng lớn bằng, cũng chẳng cuồn cuộn nước nhưng độ khó của “con đường nước” của hai con sông này th́ giống nhau. Vừa mới ghềnh đá hiểm nguy đă bước ngay vào “con đường nước hiền ḥa”, sông có đoạn sâu thẳm có nơi lại cạn thấy rơ cả đáy. Nếu đi không cẩn thận và có kinh nghiệm th́ sẽ xảy ra tai nạn. Con thuyền cứ ung dung lao về phía trước, thản nhiên chờ đợi điều ǵ sẽ xảy ra tiếp theo. Tôi hỏi dồn “Ḿnh c̣n phải qua mấy lần như thế nữa anh? Có nguy hiểm hơn thế không?”. Câu trả lời là nụ cười bí hiểm của người dẫn đường và ánh mắt thú vị của mọi người.

Thuyền vẫn lướt nhẹ nhàng, thỉnh thoảng dồi lên v́ va phải đá khi đi qua những chỗ nước cạn. Càng đi vào càng thấy cảnh vật hai bên sông tuyệt đẹp, giống như những bức tranh thủy mặc do thiên nhiên vẽ nên, đẹp đến nỗi cứ mỗi đoạn là tôi phải thốt lên “Đẹp quá”, “Trời! chi mà đẹp rứa?”… Cái Canon của tôi phát huy hết năng suất, cố gắng thu hết những ǵ mà chưa bao giờ được chiêm ngưỡng. Có chỗ th́ từng lớp đá xếp tầng lên nhau, được nước bào ṃn qua thời gian thành những h́nh thù ngộ nghĩnh; chỗ th́ cả bộ rễ của một cây đa lớn ôm lấy một quần thể đá tạo nên khung cảnh nên thơ. Những người dân tộc trên thuyền cười ph́ khi thấy tôi thốt lên những câu cảm thán liên tục, một chị nói với tôi “O cứ đi lên xa nữa, trên đó c̣n đẹp hơn đây”.

Đang thả mắt theo cảnh vật, bỗng tôi nghe tiếng nước chảy lớn hơn, anh Văn cho biết là chuẩn bị tới ghềnh nước thứ hai. Hai tay vịn chặt vào mạn thuyền, mắt căng thẳng dơi về phái trước chờ đợi… Rào…Rào…Ầm…âm thanh càng lúc càng gần… Hồi hộp… Ào…trước mắt từng lớp nước gối chồng lên nhau trắng xóa, chảy mạnh xiết qua những tảng đá lớn. Con thuyền ôm cua ṿng qua mấy tảng đá rồi lại chồm lên những lớp sóng bạc đang cố gắng ngăn bước tiến của thuyền. Tiếng máy tăng ga rồ rồ, người đầu mũi thuyền lại “đứng mũi chịu sào” tiếp sức cho con thuyền đang vật lộn với ḍng nước. Nước th́ gào thét! Tiếng máy lại vang mạnh lên! Tay của người chống sào lại cuồn cuồn hơn… Con thuyền uyển chuyển “lách đá” theo sự điều khiển của người lái, ai ai cũng nín thở hướng mắt về phái trước. Bất giác tôi nh́n quanh rồi tự hỏi “Có ai đang nghĩ giống ḿnh không? Nghĩ ǵ? Th́ thuyền vượt không qua, xui xẻo lại lật nhào th́…”. Chưa kịp nghĩ tiếp, mặt mũi tôi tối sầm lại, một con sóng khá hung dữ vượt qua thuyền đổ ập lên mặt. Rồi lại cảm giác nhẹ bẫng dưới ḷng thuyền… Thuyền đă vượt ghềnh! Có lẽ nào con sóng đó là cú đánh riêng mà con thuyền nhỏ dành cho kẻ “ngoại đạo” không nhỉ?

Hành tŕnh về "thác Cô Đơn"

Tới thác Cô Đơn...

Gần 1 tiếng trôi qua, vẫn chưa thấy điểm dừng, lác đác bên sông một vài ngôi nhà sàn nhỏ, có nơi th́ có những cái cḥi lợp tạm. Tôi đánh tiếng hỏi th́ được biết đó là chỗ người ta đi đánh cá ở qua đêm. Thấp thoảng một vài chỗ cũng có bóng người ngắm nh́n chúng tôi một cách lạ lẫm… Thuyền đi qua những chỗ nước cạn có thể nh́n thấy đáy, cũng có chỗ lại xanh thẫm, sâu hoắm. Mấy người bảo có nơi sâu tới 14 đến 15m, nước không chảy theo ḍng nữa mà cứ lập lờ, quẩn quanh một chỗ. Rồi trước mắt tôi hiện ra cả một tấm thảm hoa vàng rực, trải dài trên những cây to rồi buông thong xuống mặt nước. Hỏi ra mới biết loài hoa đó có cái tên rất lạ “hoa Gắm”, có lẽ chỉ có ở núi rừng nơi đây.  Tôi để ư thấy những cồn cát xen với tầng tầng đá cuội chỉ có độc một loại cây hơi thấp, lá dài, rễ cắm sâu xuống mặt đất ôm choàng qua đá và cát. Lại hỏi và lại biết thêm một cái tên thú vị “cây Ǵ”. Thắc mắc về cái tên th́ anh Văn bảo: “Không biết cụ thể là cây ǵ, thôi th́ gọi luôn là cây Ǵ cho tiện”. Lời giải thích của anh khiến ai cũng ph́ cười hưởng ứng.

Đi được một lúc, anh Văn quay sang nói với tôi: “Sắp tới thác Cô Đơn rồi. Chúng ta sẽ phải cuốc bộ một đoạn”. Cái tên Thác Cô Đơn lại khiến tôi ṭ ṃ, lại mong nhanh đến để tận mắt trông thấy dù thừa biết con thuyền sẽ lại vất vả thêm lần nữa. 5 phút sau thuyền giảm dần tốc độ rồi ghé vào bờ cho mọi người xuống, anh Văn hô to “Đến thác Cô Đơn rồi”. Nhảy lên bờ tôi chạy theo đuổi kịp mọi người, tôi thắc mắc tại sao lại có tên là Thác Cô Đơn? Anh Văn nói từ khi anh vào nhận công tác đă nghe tên rồi, có lẽ v́ đây là khúc sông nguy hiểm nên mỗi khi người dân đi rừng về họ đều dừng nghỉ chân một ḿnh, đơn độc nên được gọi là thác Cô Đơn. Lên đến chỗ ngồi nghỉ chờ thuyền, tôi háo hức nh́n về phía nơi Cô Đơn, đó thực sự là một đoạn sông nguy hiểm. Từ phía dưới lên, thuyền gặp khúc cua đột ngột rồi chạm ngay thác Cô Đơn có độ dốc lớn, đoạn này nếu thuyền đi nặng sẽ không đủ đà để lên, kết hợp với ḍng chảy mạnh sẽ dễ làm thuyền bị lật. Cứ thử tưởng tượng ngồi trên một con thuyền đang vượt qua thác Cô Đơn mà không đủ sức th́ sẽ ra sao nhỉ?...

Nghỉ 10 phút con thuyền lại tiếp tục lộ tŕnh. Anh Văn cho biết c̣n khoảng 10 phút nữa là tới điểm chúng tôi cần đến. Tôi kiểm tra lại đồ đạc, ngó ngiêng thêm chút để xem có phát hiện ǵ thú vị không. Trời dần về chiều, không gian trở nên mát lạnh, trong lành, tĩnh lặng đến yên ḷng… Con thuyền bỗng đi chậm lại rồi tiến sát dần vào bờ, anh Văn cười nói: “Khe Khặng chào người mới đến!”. Th́ ra đă đến điểm dừng. Hai anh em vừa lên bờ th́ con thuyền nổ máy chuyển hướng đi tiếp. Tôi ngạc nhiên, cứ nghĩ đó là điểm dừng cuối cùng của cả đoàn nhưng hóa ra đoàn người đó c̣n tiếp tục thêm chặng đường nữa. Đến nơi tận cùng của tộc người Đan Lai…

Kỳ tới: Những đứa con của rừng

  • Bài & ảnh: Lê Xuân
-------------------------------------------------------------------------------- Liên hệ
Tin khác  
Quảng trường Hồ Chí Minh - Nghệ An <18/05/2010 16:44>
Chuẩn bị đi tắm biển <18/05/2010 13:40>
Cửa Ḷ no hải sản, đói chỗ chơi <17/05/2010 14:48>
Các địa điểm đặt máy ATM tại Nghệ An <28/01/2010 17:25>
Cơ quan hành chính địa phương  <28/01/2010 17:25>
Mộ bà Hoàng Thị Loan <20/01/2010 08:44>
Lễ hội Đền Chín Gian: Mang đậm "sắc màu" Tây Bắc xứ Nghệ <15/01/2010 14:22>
Hội Đền Cuông - Nghệ An <12/01/2010 13:50>
Vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An <12/01/2010 13:32>
Diễn Châu - Viên ngọc của du lịch Nghệ An <12/01/2010 11:52>
Đền Cờn - Điểm nhấn của du lịch Nghệ An <08/01/2010 16:51>
Giới thiệu chung về tỉnh Nghệ An - Tiềm năng du lịch (phần 4) <08/01/2010 16:47>
Giới thiệu chung về tỉnh Nghệ An - Tiềm năng du lịch (phần 3) <08/01/2010 16:47>
Giới thiệu chung về tỉnh Nghệ An - Tiềm năng du lịch (phần 2) <08/01/2010 16:46>
Tiềm năng du lịch Nghệ An <06/01/2010 14:12>
Phát triển du lịch sinh thái <06/01/2010 09:38>
Giới thiệu về tỉnh Nghệ An - Cơ sở Hạ tầng - Dịch vụ <30/12/2009 17:18>
Giới thiệu chung về Tỉnh Nghệ An - Tiềm năng du lịch <30/12/2009 17:13>
Giới thiệu chung về Tỉnh Nghệ An - Tài nguyên thiên nhiên <30/12/2009 17:08>
Giới thiệu chung về Tỉnh Nghệ An <30/12/2009 17:00>
 
 
Để tiện truy cập lần sau vui lòng click chuột !
 
   
 
CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
 
Dịch vụ thuê xe du lịch, tham quan, công tác
------------------------------------
Hà Nội - Cửa Ḷ - Quê Bác - Hà Nội
------------------------------------
Vinh - Đền Hùng - Tam Đảo - Thiền Viện Tây Thiên - Hồ Đại Lải - Vinh
------------------------------------
Vinh - Đà Nẵng - Nha Trang - Đà Lạt - Quy Nhơn - Huế - Thành cổ Quảng Trị - Vinh
------------------------------------
Vinh - Chùa Hương - Vinh
------------------------------------
Vinh - Hạ Long - Hà Nội - Ḥa B́nh - Sơn La - Điện Biên - Sapa - Đền Hùng - Vinh
------------------------------------
Hà Nội - Cửa Ḷ - Quê Bác - Hà Nội (3 ngày)
------------------------------------
Chương tŕnh du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tâm linh, lịch sử (4 ngày 3 đêm)
------------------------------------